Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ tránh được các loại bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra, chẳng hạn như sốt virus, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm và viêm phế quản. Chúng ta có thể tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm thực phẩm, chất bổ sung và lối sống lành mạnh hàng ngày.
1. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua thực phẩm
Khi biết được những loại thực phẩm tốt nhất có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sẽ giúp bạn lập kế hoạch ăn uống phù hợp cho con mình, bao gồm cả bữa chính và bữa phụ trong ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm có thể giúp hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.
1.1. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng bậc nhất đối với hệ miễn dịch của trẻ. Nó thường có chủ yếu trong những thực phẩm dựa trên protein, chẳng hạn như hàu, thịt gia cầm và thịt đỏ. Mặc dù các thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ cung cấp nhiều khoáng chất hơn, tuy nhiên bạn cũng có thể cho trẻ ăn các loại hạt và đậu để bổ sung kẽm.
Dưới đây là khuyến cáo của Viện y tế Quốc gia (NIH) về liều lượng bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ em, bao gồm:
Trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi: 2mg / ngày
Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg / ngày
Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 3 mg / ngày
Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 5 mg / ngày
Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 8 mg / ngày
Thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi (bé trai): 11 mg / ngày
Thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi (bé gái): 9 mg / ngày
Việc bổ sung đầy đủ kẽm có thể giúp tăng hệ miễn dịch cho trẻ, tuy nhiên quá liều kẽm sẽ dẫn đến các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt dạ dày và đau đầu. Theo Viện Y tế Quốc gia, mức kẽm tối đa mà trẻ có thể tiêu thụ một ngày theo từng độ tuổi là:
Trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi: Không nên vượt quá 4 mg / ngày
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Không nên vượt quá 5 mg / ngày
Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Không nên vượt quá 7 mg / ngày
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Không nên vượt quá 12 mg / ngày
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Không nên vượt quá 23 mg / ngày
Thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi: Không nên vượt quá 34 mg / ngày
1.2. Men vi sinh (probiotics) và prebiotics
Để có thể tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần chú trọng đến việc cải thiện sức khỏe đường ruột của bé. Trong cơ thể con người, đường ruột có chứa một lượng lớn vi khuẩn. Một số loại có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe, trong khi một số khác thì không. Việc cho bé ăn các loại men vi sinh (probiotics) có thể giúp cân bằng các loại vi sinh vật trong đường ruột. Những thực phẩm lên men tốt cho đường ruột của trẻ, bao gồm nấm sữa kefir, dưa chua và dưa cải bắp. Ngoài ra, giấm táo cũng là một thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp probiotics vào chế độ ăn uống của trẻ.
Bên cạnh men vi sinh, bố mẹ cũng nên cho con dùng prebiotics, vừa hỗ trợ tăng hệ miễn dịch cho trẻ, vừa cung cấp các lợi ích sức khỏe cho đường ruột. Thực chất, prebiotics là chất xơ thực vật, giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột. Các nguồn prebiotics tuyệt vời mà bạn có thể lựa chọn cho bé, chẳng hạn như chuối xanh, khoai mỡ, củ đậu và măng tây.
1.3. Các loại hạt
Hệ miễn dịch của trẻ cũng có thể được cải thiện đáng kể khi trong chế độ ăn uống bao gồm cả các loại hạt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho bé tiêu thụ thường xuyên hạt gai dầu, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia và hạt bí ngô, đây đều là các nguồn cung cấp axit alpha-linolenic (ALA) dồi dào - một dạng thực vật của axit béo omega-3, được chứng minh là có khả năng chống lại nhiều căn bệnh.
Các loại hạt được xem là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng tuyệt vời với vô số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, chất béo không bão hoà đơn, protein, chất béo không bão hoà đa, magie, kẽm, kali, mangan, đồng, vitamin A, B6, B12 và vitamin E.
1.4. Rau và các loại hoa quả
Trái cây và rau luôn là những loại thực phẩm cung cấp nhiều chất chống oxy hóa nhất, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị hư hại và ngăn bệnh tật ở trẻ em. Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá, bao gồm quả mọng, rau xanh (như bông cải xanh) hoặc rau xanh có lá sẫm màu (như cải xoăn, rau bina, cải xanh và cải thìa).
Những loại thực phẩm tự nhiên này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ, bởi chúng có thể cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C, B2, B6, K, E, magie, kali, folate và kẽm.
Các chuyên gia cũng cho biết, vitamin C được xem là chìa khoá cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Nó có sẵn trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam, quýt, bưởi và dâu tây.
2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thông qua chất bổ sung
Mặc dù thực phẩm có thể cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết, tuy nhiên đôi khi cơ thể bé không nhận được đầy đủ những chất này thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Vì vậy trong nhiều trường hợp, bạn cần cho bé sử dụng thêm các chất bổ sung.
Đối với những trẻ có hệ miễn dịch bị suy yếu, biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng, việc sử dụng chất bổ sung hoặc thực phẩm chức năng có thể hữu ích trong những tình huống này.
Chẳng hạn, những trẻ không nhận được đầy đủ lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể cho bé sử dụng chất bổ sung vitamin D mỗi ngày (tuỳ thuộc vào độ tuổi của con bạn). Dưới đây là lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày cho trẻ em và thanh thiếu niên theo đơn vị quốc tế (IU) và microgam (mcg):
Trẻ sơ sinh – 12 tháng tuổi: 400 IU (10 mcg)
Trẻ từ 1 – 12 tuổi: 600 IU (15 mcg)
Thanh thiếu niên từ 13 – 19 tuổi: 600 IU (15 mcg).
3. Những phương pháp khác giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ có khoẻ mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày của bé. Dưới đây là những phương pháp khác ngoài thực phẩm giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả.
3.1. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian ngủ trưa hàng ngày là hết sức quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nó không chỉ mang lại cho trẻ một thời gian ngắn để nghỉ ngơi mà còn giúp nạp thêm nặng lượng cho cả một ngày dài năng động.
Các chuyên gia cũng đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa chu kỳ giấc ngủ và hoạt động của hệ thống miễn dịch. Giấc ngủ chất lượng tốt có thể hỗ trợ cho các phản ứng miễn dịch, bao gồm khả năng nhận ra lỗi và các vi khuẩn mà đã gặp phải trước đó. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ chống lại hiệu quả các căn bệnh nhiễm trùng trong tương lai.
3.2. Khuyến khích trẻ tạo lập thói quen tập thể dục
Tập thể dục cũng là một bước cần thiết để tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Các hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể trở nên đàn hồi và chống lại sự nhiễm trùng tốt hơn. Do đó, bạn nên khuyến khích con vận động thường xuyên vào mỗi ngày.
Tập thể dục cũng giúp trẻ giảm thiểu sự căng thẳng và lo lắng, 2 yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hệ miễn dịch của trẻ. Lo lắng và căng thăng sẽ khiến cơ thể bé dễ ốm hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
3.2. Cho trẻ tắm nắng một cách phù hợp
Vitamin D sẽ được hình thành khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là một loại hợp chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ. Nó không chỉ cần thiết cho cấu trúc xương mà còn có liên quan đến các phản ứng miễn dịch.
Một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến tình trạng tự miễn dịch, một phản ứng bất thường trong đó hệ miễn dịch tự chống lại các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu vitamin D, do đó bạn nên cố gắng cho trẻ dành một vài phút bên ngoài trời vào mỗi ngày để có thể duy trì được lượng vitamin D đầy đủ.
Ngoài những biện pháp trên, bố mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... cho bé để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe Sambuc Syrup
sản phẩm có công dụng: Dùng trong các trường hợp bị đau ốm (cảm, cúm, sốt thông thường, sốt virus, sốt xuất huyết), nghẹt mũi, viêm họng, ho. Dùng hàng ngày giúp tăng sức đề kháng, phòng bệnh.
Đối tượng sử dụng:
Người bị ho, cảm lạnh, viêm họng.