Không có “rừng vàng, biển bạc”, Israel được biết đến là đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Điều gì đã khiến một quốc gia khắp nơi là sa mạc được coi là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước?

Là một đất nước nhỏ với diện tích trên 20.000 km2, trong đó 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, sự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là lời giải đáp cho “phép màu trên hoang mạc” của người Israel.

israel-1-1489886080840.jpg

Nền tảng từ những người đi trước

Cách đây hơn 2000 năm, vùng đất Israel nằm giữa trung tâm sa mạc Negev chủ yếu là người Nabateans sinh sống, họ đã mất nhiều năm tìm ra cách để tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. Người Nabateans phát triển nên hệ thống thu gom nước lũ chuyển tới những khu vực quanh đê hoặc những hố và rãnh lớn được đào thủ công để trồng những loại cây nhỏ đến lớn.

Từ đó, hệ thống dần được phát triển khi con người biết sử dụng những cây giống họ đậu có khả năng hấp thụ ni-tơ trong khí quyển qua rễ, nhằm duy trì đất màu mỡ, không mất nhiều chi phí, đảm bảo sự bền vững lâu dài của hệ thống.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm Do Thái
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn